![]() |
Đăng ký | Hỏi đáp | Danh sách thành viên | Lịch | Bài gửi hôm nay | Tìm Kiếm | ![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Nhà tài trợ: | ![]() |
|
![]() |
|
Công cụ bài viết | Kiểu hiển thị |
#1
|
|||
|
|||
![]() Chương trình hoà mạng mới của Viettel Telecom thu hút cộng đồng Từ tháng 5 năm 2015 Viettel Telecom triển khai chương trình hoà mạng mới với nhiều ưu đãi khủng đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng.Theo đó, khi khách hàng hoà mạng Viettel trả trước sẽ nhận được rất nhiều ưu đãi “cực lớn” cho tất cả các dịch vụ data, thoại, SMS. Cụ thể: với dịch vụ data, khi hòa mạng mới khách hàng có thể đăng ký gói cước MIKM để nhận ngay 3GB lưu lượng sử dụng trong 30 ngày chỉ với 50.000đ soạn MIKM để đăng ký. Khách hàng có thể dễ dàng kiểm tra lưu lượng data còn lại bằng cách soạn KTTK gửi 191 hoặc muốn huỷ khuyến mại soạn HUY gửi 191. Tất cả đều rất đơn giản, thuận tiện cho người sử dụng. ![]() Đối với dịch vụ thoại và SMS, khách hàng cũng được tham gia nhiều gói ưu đãi hấp dẫn, cụ thể: Với cước phí 5.000đ/ngày khách hàng có ngay 60 phút thoại nội mạng miễn phí sử dụng đến 24h ngày đăng ký. Cấu trúc đăng ký cũng rất đơn giản, chỉ cần soạn DK5 gửi 109. Với những khách hàng có nhu cầu gọi và nhắn tin nhiều, khách hàng có thể soạn DKG gửi 109 để nhận ngay 100sms nội mạng và cước phí gọi nội mạng chỉ 200đ/phút. Với gói ưu đãi này, khách hàng có thể nhắn tin và gọi xả láng với khuyến mại cực “khủng”. Mọi thông tin về chương trình, bạn có thể tìm hiểu chi tiết tại http://viettelkhuyenmai.vn/ |
#2
|
|||
|
|||
![]() Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn vừa gửi văn bản số 10218/BTC-TCT, báo cáo Chính phủ tiến độ thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan trong tháng 7/2015. Sửa, bổ sung 100% quy trình kê khai, nộp thuế Tại báo cáo này, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết, trong thời gian tới Bộ Tài chính sẽ tổ chức thực hiện ứng dụng quản lý thuế tập trung (TMS) đối với 36/63 địa phương còn lại (trước đây đã thực hiện được 27 địa phương), đảm bảo hoàn thành trước 30/9/2015. Cùng với đó, Bộ sẽ tiếp tục đẩy mạnh khai thuế, nộp thuế điện tử, phấn đấu đến 30/9/2015 triển khai nộp thuế điện tử đạt 90% số doanh nghiệp đang quản lý thuế. Đồng thời, thực hiện rà soát giảm tối thiểu 10%, đơn giản hóa tối thiểu 20% số thủ tục hành chính thuế; sửa đổi, bổ sung 100% quy trình liên quan đến kê khai, nộp thuế của người nộp thuế. ![]() Tiếp tục phổ biến, tập huấn trong toàn hệ thống thuế để triển khai thực hiện Thông tư hướng dẫn Nghị định 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế, tập trung nội dung về thuế TNCN và thuế TNDN. Ngoài ra, sẽ xây dựng kế hoạch chi tiết, phân công đầu mối thực hiện cụ thể, rõ ràng, đảm bảo theo yêu cầu và thời gian của Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 14/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường quản lý và cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan. Triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình hành động về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường quản lý thuế và đảm bảo kỷ luật, kỷ cương nội ngành, đồng hành cùng doanh nghiệp. Hơn 380 nghìn DN đã triển khai nộp thuế điện tử Cũng theo báo cáo của Bộ Tài chính, trong thời gian qua Bộ Tài chính đã tổ chức triển khai thống nhất, kịp thời trong toàn hệ thống thuế Thông tư 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 12/2015/NĐ-CP hướng dẫn một Luật sửa nhiều Luật nội dung về thuế TNCN, trong đó có nhiều chính sách, cơ chế nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý thuế đối với hộ cá nhân kinh doanh cũng như thực hiện một bước về cải cách TTHC đối với thể nhân. Bộ cũng đã tiếp tục hiện đại hoá công tác quản lý thuế, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế. Tính đến 23/7/2015, đã thực hiện khai thuế qua mạng Internet đối với 98% số doanh nghiệp đang thuộc diện quản lý thuế. Đồng thời tiếp tục triển khai nộp thuế điện tử tại 63 địa phương, với số công ty vận tải tham gia tính đến 23/7/2015 đạt 383.028 DN, đạt 74,8% số doanh nghiệp đang hoạt động, với số tiền đã nộp vào NSNN là 32.220 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Bộ đã triển khai quy chế phối hợp giữa Tổng cục Thuế và Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, trong đó có nội dung về trao đổi thông tin về tổ chức và cá nhân trả thu nhập từ tiền lương tham gia đóng các khoản BHXH bắt buộc và nộp thuế để phối hợp quản lý thu các khoản BHXH bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và quản lý thu thuế phục vụ mục tiêu giảm số giờ nộp thuế và nộp các khoản bảo hiểm. Đồng thời trình Chính phủ ban hành Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 14/7/2015 về việc tiếp tục tăng cường quản lý và cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan; ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện đảm bảo theo đúng yêu cầu và thời gian theo Chỉ thị đã đề ra. Đi đôi với đó là tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong lĩnh vực hải quan, trong đó đảm bảo Hệ thống thông quan điện tử (VNACCS/VCIS) vận hành ổn định, bền vững, mở rộng thực hiện thanh toán điện tử, cơ chế một cửa quốc gia, tiến tới kết nối cơ chế một cửa ASEAN. Tổ chức thực hiện kiểm soát, xây dựng phương án chống buôn lậu trong việc xây dựng tiêu chí quản lý rủi ro của hệ thống VNACCS/VCIS thông qua việc nghiên cứu, phân tích và đề xuất áp dụng 6.062 tiêu chí đối với một số đối tượng trọng điểm, văn bản quản lý chuyên ngành và công văn đề nghị của Cục Điều tra chống buôn lậu; thiết lập tiêu chí máy soi đối với 45 DN và 10 nhóm mặt hàng; đề xuất tạm dừng áp dụng tiêu chí kiểm tra qua máy soi đối với 11 doanh nghiệp trọng điểm nhập khẩu phế liệu. Tiếp tục phối họp chặt chẽ với các Bộ, ngành triển khai mở rộng Cơ chế Hải quan một cửa quốc gia đảm bảo đúng tiến độ. Cụ thể, mở rộng cho một số thủ tục hành chính liên quan đến hàng hóa xuất khẩu/nhập khẩu trong lĩnh vực quản lý của các cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Y tế. Đồng thời họp bàn với Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Văn hóa, Thể thao, và Du lịch; Bộ Khoa học và Công nghệ về xây dựng kế hoạch thực hiện và thống nhất quy trình, nghiệp vụ, kỹ thuật giữa các bên và cơ sở pháp lý để triển khai kết nối chính thức vào tháng 9/2015. Ngoài ra, đã triển khai tập huấn và tổ chức đo thời gian giải phóng hàng năm 2015 thông qua việc thu thập dữ liệu đo thời gian giải phóng tại 11 Chi cục/7 Cục Hải quan tỉnh, thành phố (đơn vị đã từng thực hiện đo năm 2013)… Theo Thời báo tài chính Việt Nam |
#3
|
|||
|
|||
![]() Sàn giao dịch vận tải hứa hẹn sẽ tạo bước đột phá trong lĩnh vực vận tải, tăng sức cạnh tranh cho nền kinh tế, bởi khi đó chủ hàng và doanh nghiệp sẽ được kết nối, minh bạch hóa chi phí, hạn chế tối đa việc xe tải chạy "rỗng" chiều về...
Kết nối trực tuyến các phương thức vận tải Tại Hội thảo quốc tế xây dựng sàn giao dịch vận tải trực tuyến do Tổng cục Đường bộ VN tổ chức mới đây, ông Đỗ Công Thủy, Phó vụ trưởng Vụ Vận tải (Tổng cục Đường bộ VN) cho biết, sàn giao dịch vận tải (GDVT) là sàn giao dịch thương mại điện tử dành cho các đơn vị vận tải hàng hóa. Các nhà cung cấp dịch vụ logistics (đơn vị vận tải) và các khách hàng có nhu cầu vận chuyển hàng hóa (chủ hàng) đăng thông tin về khả năng cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa, hàng hóa cần chuyên chở và tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán dịch vụ vận chuyển hàng hóa. “Các đơn vị vận tải tham gia sàn GDVT được kiểm chứng về năng lực, uy tín và các cam kết về vận chuyển hàng hóa cho chủ hàng. Đây là nơi kết nối các phương thức vận tải với nhau, giúp cho các đơn vị vận tải sử dụng năng lực vận tải hai chiều, giảm chi phí vận tải. Các đơn vị kinh doanh sàn GDVT được nhận một khoản thu nhập nhất định từ các đơn vị vận tải”, ông Thủy nói. "Sàn giao dịch vận tải còn giúp cho việc thông quan qua cửa khẩu nhanh hơn. Trước khi một chuyến hàng đến cửa khẩu 30 phút, hải quan đã nắm được thông tin hàng hoá dự kiến thông quan vì thông tin đã được cấp cho hải quan để cho đi qua làn xanh (cho thông quan) hay làn đỏ (dừng lại kiểm tra) nên việc kiểm soát nhanh chóng hơn”. ![]() Chia sẻ kinh nghiệm về việc xây dựng sàn giao dịch vận tải tại Thái Lan, GS. Rutth Banmyong, ĐH Thammasat (Thái Lan) cho biết vận chuyển hàng ra Hà Nội bằng đường bộ ở Thái Lan chiếm tới 80%. Trước đây, theo thống kê có tới 66% các chuyến xe chở hàng đi mà chiều về không có hàng (chạy rỗng). Vì thế, sàn GDVT ở Thái Lan đã được thành lập từ năm 2006 để giải quyết tình trạng này. Theo GS. Rutth Banmyong, khi sàn GDVT đi vào hoạt động không chỉ kết nối chủ hàng với doanh nghiệp vận tải mà còn là sàn đấu giá hàng hoá để thực hiện các hợp đồng vận tải nhằm giảm tối đa chi phí. Các thành viên sẽ đăng tải thông tin về hàng hoá chiều đi và về. Thông tin của các doanh nghiệp vận tải được gửi cho các chủ hàng có nhu cầu vận chuyển. Nếu họ thấy phù hợp sẽ có phản hồi, liên hệ trực tiếp rồi tiến tới đàm phán về mức giá, chất lượng dịch vụ và nhiều điều khoản khác để tìm được đối tác tin cậy. Để thực hiện, các bên tham gia sàn đều phải đăng ký thông tin và đóng phí thành viên (member ship) với nhà cung cấp dịch vụ. Khi đó, với các thông tin của nhà cung cấp dịch vụ vận tải về các chuyến hàng đi - về, chủ hàng có thể biết được hành trình, số lượng hàng hoá trên một chuyến xe để có những đàm phán nhằm tối ưu hiệu quả của một chuyến đi. Nếu một chuyến xe không phải chạy “rỗng” chiều về, giá cước vận tải chắc chắn sẽ giảm đi rất nhiều, đem lại lợi ích cho cả chủ hàng lẫn doanh nghiệp vận tải. “Sàn GDVT sẽ đánh giá được các yếu tố như: Chi phí, thời gian vận chuyển, độ tin cậy (có đúng giờ hay không, tổn hao hàng hoá gì không...) để chủ hàng có sự lựa chọn. Vì thế, chủ hàng sẽ cảm thấy tin tưởng hơn”, GS. Rutth Banmyong cho biết. Đánh giá vai trò của cơ quan Nhà nước trong việc điều tiết, kết nối giữa các bên để tăng hiệu quả kinh doanh qua sàn GDVT, ông Jonathan Kok, Giám đốc Trung tâm tạo thuận lợi cho thương mại Crimson Logistic (Singapore) đưa ra so sánh, nếu chi phí vận tải/tổng chi phí ở Trung Quốc là 20% thì ở Mỹ chỉ có 8%. Vì thế, theo ông Jonathan Kok, bài toán cần giải ở đây chính là làm sao để mỗi chuyến xe đều đầy tải cả chiều đi lẫn chiều về hoặc một chuyến đi có thể vận chuyển cho nhiều đơn hàng khác nhau để không bị non tải. Sẽ thực hiện vào năm 2016 Theo ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô VN, hiện nay, chủ doanh nghiệp vận tải không muốn công khai minh bạch về khối lượng hàng hóa, giá cước, khả năng vận chuyển vì sợ lộ bí mật kinh doanh, bị cướp mối hàng. Để khắc phục tình trạng này, việc tổ chức sàn GDVT là rất cần thiết. Hiệp hội Vận tải ô tô VN đã kiến nghị Bộ GTVT nhanh chóng triển khai sàn GDVT không để tình trạng như hiện nay gây bức xúc và cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp. “Hiệp hội đề xuất Bộ GTVT nghiên cứu, biên soạn giáo trình về sàn GDVT để giảng dạy trong các trường CĐ-ĐH về GTVT đồng thời tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý vận tải về nội dung này. Ở cấp Chính phủ cần có Nghị định về sàn GDVT để tăng mức độ điều chỉnh. Sau đó, các Bộ GTVT, Bộ Công thương, Bộ Tài chính có thông tư hướng dẫn để đảm bảo hoạt động của sàn theo đúng các cơ chế của thị trường”, ông Thanh kiến nghị. Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Quyền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN cho biết, việc quản lý vận tải đường bộ hiện vẫn còn lạc hậu, phân tán gây tác động tiêu cực đến chất lượng dịch vụ vận tải, ATGT và cạnh tranh không lành mạnh, chở hàng quá tải. Việc quản lý của các đơn vị kinh doanh vận tải còn yếu kém, lạc hậu. Theo ông Quyền, để từng bước hoàn thiện, hiện đại hóa công tác quản lý, Tổng cục đang triển khai xây dựng thí điểm sàn GDVT trực tuyến với mục tiêu giúp các đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa có thông tin, tổ chức vận tải hợp lý, hiệu quả, ngăn chặn tình trạng xe chở quá tải, khắc phục được vận tải hàng hóa chiều chạy “rỗng”, đồng thời làm cho thị trường vận tải minh bạch, giảm chi phí vận tải, khắc phục được khâu trung gian ăn hoa hồng. “Tổng cục đã trình Bộ GTVT đề án về việc thí điểm thành lập sàn GDVT và đã được Bộ phê duyệt. Chúng tôi đang phối hợp với đơn vị tư vấn để xây dựng phần mềm quản lý. Theo lộ trình, đến đầu năm 2016, sàn GDVT sẽ chính thức đi vào hoạt động”, ông Quyền cho biết thêm. Trích từ Stockbiz.vn |
CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI |
![]() |
Công cụ bài viết | |
Kiểu hiển thị | |
|
|